Bởi Seo-Yeon Ivanna 0

Chúng ta, những người làm cha mẹ, đều muốn con trẻ khi lớn lên có thể trở thành một người tốt, được giáo dục đàng hoàng và biết trân trọng hay biết ơn những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Việc trẻ có thể học nói lời cảm ơn là một điều rất quan trọng vì có lẽ chẳng có gì thể hiện rõ sự biết ơn đấy rõ ràng giống như một lời cảm ơn chân thành xuất phát từ tấm lòng chân thành của con.

Tuy nhiên, việc thể hiện và nói ra lời cảm ơn đôi khi còn trở nên khó biểu đạt thậm chí đối với những người lớn như chúng ta chứ chưa nhắc đến đối với con trẻ. Một lời cảm ơn chuẩn thì cần hội tụ rất nhiều yếu tố và việc có thể học cách nói lời cảm ơn chuẩn là một điều cần thiết đối với con trẻ và cả những người lớn nữa. Vậy một lời cảm ơn chuẩn cần phải có những yếu tố gì? Trong bài viết này, mình sẽ chỉ ra 3 yếu tố trẻ cần biết để học nói lời cảm ơn chuẩn.


Học nói lời cảm ơn chuẩn là học dùng nụ cười và ánh mắt

Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, chẳng có gì có thể đem lại niềm hạnh phúc và sự vui vẻ giống như cái cách mà một nụ cười chân thành của bạn có thể đem lại cho chính bản thân bạn. Đặc biệt là đối với trẻ em, ở độ tuổi ngây thơ và hồn nhiên, những đứa trẻ nên được chơi, được vui và được cười mỗi lúc mà bản thân chúng muốn.

3-yeu-to-tre-can-biet-de-noi-mot-loi-cam-on-chuan-1

Nụ cười không chỉ được đặt ở trên môi mà nụ cười còn có thể được thể hiện thông qua ánh mắt. Một nụ cười được thể hiện bằng ánh mắt (hay Smizing) là nụ cười chân thành và cuốn hút nhất. Cũng bởi do con mắt là cửa sổ tâm hồn, khi một người thể hiện sự vui sướng và hạnh phúc của họ một cách chân thành, đôi mắt của họ sẽ long lanh và ngập tràn trong hân hoan và hạnh phúc.

Vì vậy, nếu bạn nói lời cảm ơn một cách trực tiếp, mặt đối mặt, hãy nhớ là luôn mỉm cười và nhìn vào mắt người mà bạn đang cảm ơn. Những cử chỉ tuy nhỏ thêm vào một lượng lớn sự chân thành trong lời cảm ơn được thể hiện bằng cả giọng nói, đôi môi và ánh mắt hoan hỉ.

Học nói lời cảm ơn chuẩn là không sáo rỗng

Lời cảm ơn vốn được sinh ra để thể hiện sự biết ơn đối với những hành động, cử chỉ tốt đẹp và tử tế. Tuy nhiên, theo thời gian, câu cảm ơn lại dần dần trở thành một phép lịch sự tối thiểu mà ai cũng cần phải làm theo. Vì vậy nên đa số chúng ta học cách nói lời cảm ơn mà không cần suy nghĩ hoặc cũng chẳng bận tâm là lời cảm ơn đấy có kèm theo nó sự chân thành hay không.

3-yeu-to-tre-can-biet-de-noi-mot-loi-cam-on-chuan-2

Những lời cảm ơn mà không chan chứa sự biết ơn, lòng chân thành hay đơn thuần chỉ là một lời cảm ơn để thể hiện phép lịch sự tối thiểu của bản thân chỉ là một lời cảm ơn sáo rỗng mà thôi. Và việc trẻ học nói lời cảm ơn không thể gắn liền với một thứ sáo rỗng, vô nghĩa như vậy được. Trẻ cần phải hiểu rõ và sâu sắc rằng: lời cảm ơn nên và phải xuất phát từ lòng biết ơn, tình cảm chân thành của trẻ khi trẻ nhận được một hành động xuất phát từ lòng tốt và sự tử tế của người khác. Chỉ có lòng tốt và sự chân thành của bản thân mới là câu trả lời đúng đắn và phù hợp nhất cho chính lòng tốt và sự tử tế của người khác!

Việc thể hiện lòng biết ơn của bạn đến một ai đó là điều tuyệt vời. Vội vã nói lời "cảm ơn" với họ rồi quay lại chuyện của mình là không nên và có thể dẫn đến sự lúng túng cho người mà bạn đang muốn nói lời cảm ơn. Giữ sự biết ơn của bạn một cách đơn giản, đúng trọng tâm và vui vẻ!

Học nói lời cảm ơn chuẩn là học đặt cả tấm lòng bạn vào lời cảm ơn

Lời cảm ơn nên và phải xuất phát từ lòng biết ơn, tình cảm chân thành của trẻ khi trẻ nhận được một hành động xuất phát từ lòng tốt và sự tử tế của người khác.

Tác giả của nhiều cuốn truyện cho trẻ em Maurice Sendak từng nhận được một bức vẽ của một cậu bé, ông đã vẽ cho cậu một bức tranh để đáp lại. Sau đó, người mẹ của cậu bé đã gửi cho ông một bức thư kể rằng: "Jim thích bức vẽ của ông đến nỗi nó đã ăn chúng".

Tuy rằng có lẽ Jim còn quá nhỏ tuổi và đã thể hiện sự cảm kích của mình và có lẽ hành động của cậu còn hơi sốc nổi. Tuy nhiên hành động đó của cậu bé lại khiến chúng ta cảm động và thích thú, không phải vì nó khôi hài mà là vì nó xuất phát từ sự chân thành. Và có lẽ, kể cả những người lớn như chúng ta hay cả trẻ em cũng cần phải học cách nói lời cảm ơn với sự chân thành của cậu. Cử chỉ của cậu bé Jim đã gợi nhớ chúng ta về cảm giác tuyệt vời khi gửi đi và nhận lại một lời cảm ơn xuất phát từ sự chân thành.

3-yeu-to-tre-can-biet-de-noi-mot-loi-cam-on-chuan-3

Bạn chỉ nên cảm ơn một người khi khi bạn thật sự và chân thành biết ơn những gì họ đã làm. Trẻ không nên cảm ơn một ai đó chỉ vì bạn được bảo phải làm thế, vì nó chỉ là phép lịch sự tối thiểu và trẻ nói ra lời cảm ơn một cách gượng ép và miễn cưỡng. Một lời cảm ơn không kèm theo sự chân thành thường được biểu hiện rất rõ rệt và không được đánh giá cao.


TẠM KẾT

Có lẽ, yếu tố quan trọng nhất khi trẻ học nói lời cảm ơn là sự chân thành chan chứa và được gửi gắm thông qua lời cảm ơn ấy. Một lời cảm ơn chuẩn thì không thể thiếu được sự biết ơn và lòng cảm kích chân thành. Và có lẽ bây giờ có ít người có thể nói được lời cảm ơn với sự biết ơn và lòng cảm kích chân thành đấy.

Vậy nên, việc trẻ học được việc nói lời cảm ơn chuẩn có thể sẽ giúp thay đổi sự thật đấy trong tương lai hoặc chỉ đơn giản là nó sẽ giúp trẻ trở thành một con người tuyệt vời!

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết về "4 LÝ DO TRẺ CẦN HỌC NÓI LỜI CẢM ƠN""6 TRƯỜNG HỢP TRẺ CẦN HỌC NÓI LỜI CẢM ƠN".

Bài viết này được tham khảo từ sách "Học nói lời cảm ơn" của tác giả Hoàng Anh Tú. Bạn có thể tìm mua và đọc cuôn sách để ủng hộ tác giả!

Seo-Yeon Ivanna • 56 Articles

Thuộc nhóm tính cách Logistician. Yêu công nghệ và chó mèo. Thích nhâm nhi một ly trà đào cam sả thơm ngon và nghiên cứu cuốn sách về lược sử loài người.

Xem bài viết

Bình luận