Làm thế nào để giúp con trẻ đối mặt với sự giận giữ và buồn chán?

Milly, Dede và Mai An chào các bạn, giống như tất cả các em bé trên hành tinh này, chúng mình hằng ngày cũng phải đối mặt với vô vàn những rắc rối của cuộc sống thường nhật. Đó có thể là khi ba mẹ đã hứa cuối tuần đi cắm trại mà lại có kế hoạch đột xuất nên chẳng cho chúng mình đi được nữa, cũng có khi người lớn chẳng hiểu mong muốn của chúng mình, khi chuyển nhà, chuyển trường, khi bị hiểu lầm về việc chúng mình không làm hay đơn giản có thể là khi cơ thể chúng mình mỏi mệt chẳng muốn làm gì....

Trước tiên, chúng ta cần phải công nhận rằng giận dữ hay buồn chán đều là những cảm xúc bình thường và hữu ích. Tuy nhiên, hành vi của chúng ta khi giận giữ và buồn chán sẽ không còn được như lúc bình thường, tim chúng ta đập nhanh hơn, nhiệt độ cơ thể và làn da tăng lên, lòng bàn tay đổ mồ hôi, đi đi lại lại bồn chồn...Những thay đổi bất tiện đó bao trùm và chiếm lấy tâm trí khiến chúng ta nói và hành động những điều mà bình thường chúng ta không làm như vậy và có thể dẫn tới những hành vi mất kiểm soát( going to lose control)

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng phản ứng tức giận khá có hại cho sức khỏe thể chất của chúng mình đấy. Theo hiệp hội y khoa quốc gia Hoa Kỳ( Journal of the National Medical Assciation) cho biết thêm rằng những phản ứng tiêu cực với cơn giận giữ có nguy cơ bị các bệnh về tim cao hơn 9% với người bình thường. Hay nghiên cứu của đại học Yale( Yale University) cho thấy những người có vấn đề về quản lý cơn giận sẽ có hệ thống miễn dịch yếu hơn người bình thường.

Vậy làm sao để chúng mình có thể đối mặt và quản lý chúng?Có rất nhiều giải pháp đã được gợi ý, tuy nhiên Calm kids và chúng mình đưa ra những tham khảo dựa trên các liệu pháp xuất phát tự thân như:

Tập thở và kiểm soát hơi thở( Breath control): Hít sâu bằng mũi, thở ra bằng miệng từng nhịp sẽ giúp làm giảm nhịp tim và khiến chúng mình kiểm soát được nhiệt độ cơ thể.

Các hoạt động giãn cơ( Muscle Relaxation): Nới lỏng, thả lỏng cơ thể để kiểm soát và hướng tâm trí tập trung vào bên trong cơ thể hơn là các yếu tố bên ngoài.

Get it out: "Bỏ nó ra, lờ nó đi, kệ nó thôi" và tập trung vào các hoạt động khác để tạm thời quên nó đi như nghe nhạc, đọc 1 câu truyện, tưới cây hay đi mua sắm món đồ mình thích...Việc giải tỏa năng lượng tiêu cực của cơn giận đem lại một số lợi ích nhất định. Sự tức giận có thể xuất phát từ cảm giác bất lực và thiếu kiểm soát tình huống. Tìm cách xoa dịu cơn tức giận, dù chỉ trong thời gian ngắn, có thể giúp chúng ta cảm thấy như đang tìm lại cảm xúc của mình. Kết quả là ta có thể cảm thấy được trút đi gánh nặng và sự phiền não từ những cơn giận nhiều hơn, cũng như sẵn sàng giải quyết tình huống này một lần nữa trong tâm trí bình tĩnh và hoàn toàn tỉnh táo. Thêm vào đó, xã hội không phải lúc nào cũng sẵn sàng đón nhận những cơn nóng giận từ chúng ta, việc tự trút bỏ cơn giận một cách kín đáo cũng giúp ta xả đi năng lượng tiêu cực một cách chủ động an toàn thay vì trút giận lên ai đó hoặc châm ngòi cho một cuộc bất hòa lớn hơn sắp đến.

Giận dữ hay buồn chán đều là những cảm xúc cần được tôn trọng cho dù có thể là cảm xúc tiêu cực, vì thế chúng ta cần hiểu để đối mặt với chúng.  

Calmkids cũng đã ra series về Coping with anger and sadness, chúng mình có thể tải app để tham khảo tại đây nhé:https://www.calm-kids.com/

Calm Kids - Ngủ ngon, Yoga và Mindfulness

Website: https://uizuiui.com/

Youtube: https://cutt.ly/vmnRsbL

#copingwithanger#mindfulness #mindfulparenting #calmkids #calmparenting #tinhthuc #chanhniem

Nhóm Mindful Class • 36 Articles

Một nhóm những đứa trẻ “to xác", luôn mong muốn được đón nhận kiến thức với sự vô tư thuần tuý và trí tò mò của một đứa trẻ.

Xem bài viết

Bình luận