Bởi Seo-Yeon Ivanna 0

Trước khi vào chủ đề chính của bài viết "Tại sao Mindfulness xây dựng lòng đồng cảm?", chúng ta cần phải biết được: Đồng cảm là như thế nào?

Đồng cảm là khả năng hiểu hoặc cảm nhận những gì người khác đang trải qua trong khung tham chiếu của họ, nghĩa là khả năng đặt bản thân vào vị trí của người khác. - Theo WIKIPEDIA

Tức là, một người có lòng đồng cảm có thể đặt bản thân mình vào vị trí của người khác, hiểu được những cảm xúc, trải nghiệm và phần nào đó suy nghĩ của người đó. Lòng đồng cảm là một điều quan trọng và cần phải có ở mỗi con người vì suy cho cùng, chính lòng đồng cảm là thứ đặc biệt nhất của con người so với những con vật còn lại.

Không phải trí thông minh, cũng chẳng phải dáng đứng thẳng, chính tình yêu thương giữa con người với con người mới là điều tạo nên sự khác biệt giữa phần "con" và phần "người" của chúng ta.
tai-sao-lai-noi-mindfulness-giup-xay-dung-long-dong-cam-6

Vậy, làm thế nào mà Mindfulness có thể xây dựng lòng đồng cảm? Trong bài viết này, mình sẽ chỉ ra lý do vì sao Mindfulness giúp xây dựng lòng đồng cảm!


Mindfulness giúp ta chú tâm lắng nghe cảm xúc

Một trong những lợi ích khi luyện tập Mindfulness đấy là sự chú tâm - khả năng tập trung hoàn toàn vào những việc đang làm hoặc vào bất cứ điều gì mà mình muốn. Nếu như sự đồng cảm là hiểu được và cảm nhận được những tổn thương, những cảm giác và những trải nghiệm của một người thì sự đồng cảm đấy phải và nên bắt đầu từ sự thấu hiểu.

Sự thấu hiểu ở đây là thấu hiểu được nguyên do dẫn đến những cảm xúc đấy của một người, những tổn thương tâm lý và tinh thần đấy có nguyên nhân từ đâu và ảnh hưởng của những điều đó là gì. Vậy ta cần làm thế nào để thấu hiểu?

Theo Mindfulness, để thấu hiểu hay xa hơn là đồng cảm, trước hết ta cần phải học được cách lắng nghe. Lắng nghe ở đây bao gồm lắng nghe từng lời nói của người đối diện, lắng nghe từng quãng lên quãng xuống của giọng nói, lắng nghe từng tơ sợi cảm xúc mà người đó vô tình hay cố ý thể hiện ra. Lắng nghe ở đây cũng là "lắng nghe" những cử động dù chỉ là nhỏ nhất của đôi mắt, hàng mi, từng cái gõ tay lo âu hay là từng nhịp chân gõ trên mặt sàn của cái bồn chồn.

tai-sao-lai-noi-mindfulness-giup-xay-dung-long-dong-cam-2

Để làm được điều đó ta cần phải thực sự tập trung vào người nói, chú tâm hoàn toàn vào những lời nói, cảm xúc của chính bản thân. Đó là cách mà Mindfulness dẫn chúng ta đến sự thấu hiểu! Và với nền móng là sự thấu hiểu, thấu cảm đó sự đồng cảm từ từ được gây dựng và hinh thành.

Mindfulness, hạnh phúc và đồng cảm

Chắc bạn đang tự hỏi rằng tại sao mình lại đặt 3 vấn đề tưởng chừng như chẳng liên quan gì đến đồng cảm trong một bài viết nói về chính chủ đề đồng cảm cơ chứ? Mindfulness, hạnh phúc và sự đồng cảm có gì liên quan đến nhau? Đối với mình, cả 3 yếu tố trên có sự liên quan mật thiết với nhau. Hãy để mình giải thích lí do vì sao nhé!

tai-sao-lai-noi-mindfulness-giup-xay-dung-long-dong-cam-3
Chúng ta chỉ thực sự muốn cho đi khi chúng ta đã đủ đầy.

Theo mình, để ta có thể thực sự đồng cảm, chính bản thân ta cần phải hạnh phúc. Sự "đủ đầy" ở trên chính là "hạnh phúc". Chỉ khi chúng ta đã cảm thấy hạnh phúc, ta mới có thể dễ dàng đồng cảm với hoàn cảnh của người khác, với những trải nghiệm và cảm xúc của họ. Sự đồng cảm trao đi khi ta không thực sự sẵn sàng và "đủ đầy" là sự đồng cảm sáo rỗng!

Tại sao lại vậy? Hãy thử nghĩ như này: Nếu một người yêu cầu bạn cho họ vay tiền trong khi bạn đang nợ nần một khoản tiền lớn và chẳng có đồng nào trong tay cả, liệu bạn có thể cho họ vay không? Đúng vậy, bạn không thể, không phải vì bạn không muốn mà vì bạn chẳng có tiền để cho họ vay.

tai-sao-lai-noi-mindfulness-giup-xay-dung-long-dong-cam-4

Đối với mình, sự đồng cảm, hạnh phúc và những cảm xúc nói chung cũng vậy, cũng là sự trao đi. Chúng ta chỉ có thể trao đi hạnh phúc khi chúng ta đã hạnh phúc. Và việc chúng ta đồng cảm với người khác cũng chính là việc ta trao đi hạnh phúc bởi vì cái đích cuối cùng của việc đồng cảm là để người đó và bản thân ta được hạnh phúc. Nếu không hạnh phúc, sự đồng cảm của ta trao cho người đó sẽ chẳng mang lại một lợi ích thực tiễn nào cả, đó là sự đồng cảm sáo rỗng. Vì vậy, ta cần phải hạnh phúc để người xung quanh ta cũng được hạnh phúc.

Và Mindfulness, theo mình, có thể là cách giúp bạn tìm thấy cảm giác hạnh phúc đấy. Bạn có thể tham khảo bài viết này của mình về Mindfulness và cách nó giúp ta tìm thấy cảm giác hạnh phúc.

VÌ SAO MINDFULNESS GIÚP TRẺ TÌM THẤY HẠNH PHÚC?
Để mở đầu cho bài viết này, trước hết chúng ta cần phải hiểu một điều: theoMindfulness, hạnh phúc không nên là một đích đến và cũng không nên là một mụctiêu của một đứa trẻ hay của bất kỳ ai. Với Mindfulness, hạnh phúc nên là mộtcảm giác, một cảm xúc mà ta có được khi ta làm bất cứ điều gì, khi c…
Tuy rằng bài viết áp dụng cho đối tượng là trẻ em nhưng bạn vẫn có thể tham khảo và áp dụng lên bản thân

Đồng cảm không phải là một điều dễ dàng, chúng ta trao đi những lời nói như "thật tội nghiệp", "thật đáng thương" hàng ngày khi nhìn thấy những hoàn cảnh khó khăn và cơ cực nhưng mấy ai có thể thấu hiểu và thật sự hiểu được hoàn cảnh đấy của họ, những trải nghiệm mà họ đang hứng chịu, những cảm xúc ẩn sâu đằng sau?

Seo-Yeon Ivanna • 56 Articles

Thuộc nhóm tính cách Logistician. Yêu công nghệ và chó mèo. Thích nhâm nhi một ly trà đào cam sả thơm ngon và nghiên cứu cuốn sách về lược sử loài người.

Xem bài viết

Bình luận