Bởi Calm Berry 0

Áp dụng Mindfulness cho trẻ em vào cuộc sống thường ngày sẽ đem lại những lợi ích vô cùng to lớn cho các bé. Tuy nhiên, trẻ em nên bắt đầu tập Mindfulness từ độ tuổi nào với những hoạt động nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho cha mẹ một lộ trình Mindfulness cho trẻ em phù hợp theo từng lứa tuổi.

Mindfulness cho trẻ em là gì?

Mindfulness (Tỉnh thức) là khả năng đưa tâm trí vào trạng thái tập trung ở thời điểm hiện tại thông qua tất cả các giác quan - nếm, ngửi, quan sát, chạm, lắng nghe. Mindfulness có thể được luyện tập dưới nhiều hình thức khác nhau, có thể là qua thiền mindfulness hoặc các sinh hoạt hàng ngày ví dụ như ăn uống chú tâm (mindful eating), đi bộ chú tâm (mindful walking). Hầu hết các hoạt động thường ngày đều có thể trở thành nền tảng cho các bài tập Mindfulness.

Các bài tập Mindfulness cho trẻ em kích thích việc vận dụng tất cả các giác quan nhằm cải thiện khả năng tập trung và nhận thức thông qua những hoạt động hàng ngày. Bên cạnh đó, áp dụng phương pháp trên thường xuyên sẽ giúp các bạn nhỏ giảm stress và nuôi dưỡng cảm xúc.

Các bài tập Mindfulness cho trẻ em theo độ tuổi

Mindfulness cho trẻ từ 1 đến 4 tuổi

Đây có lẽ là độ tuổi khó dạy Mindfulness nhất, tuy nhiên việc áp dụng phương pháp trên càng sớm sẽ đem lại càng nhiều lợi ích cho các bé. Trẻ em ở độ tuổi này thường chưa có khả năng kiểm soát cảm xúc hay suy nghĩ đến hậu quả. Chính vì thế, việc định hướng và dạy bảo con ngay từ khi còn bé đã trở thành một trách nhiệm lớn cho các bậc phụ huynh.

Ở giai đoạn này, hầu như cha mẹ nào cũng đã từng gặp phải trường hợp các em bé quấy khóc dai dẳng và cách giải quyết vấn đề thường là lôi kéo sự chú ý của các bé vào một đồ chơi nào đấy, hay còn gọi cách khác là “đánh lạc hướng”.

Một gợi ý lựa chọn đồ chơi cho các bậc phụ huynh chính là trò chơi Thổi bong bóng. Mỗi một quả bong bóng cũng giống như những cảm xúc tiêu cực của các bé. Khi bong bóng bay cao lên trời là lúc chúng mang đi những suy nghĩ khó chịu, giúp tâm trí các bạn nhỏ trở nên ổn định hơn. Bên cạnh đó, cùng với những cái vẫy tay và lời chào tạm biệt như “tạm biệt nước mắt”, “tạm biệt nỗi buồn”, cha mẹ đã dạy các em nhỏ cách để quên đi những cảm xúc tiêu cực.

Trò chơi này xua tan đi cơn quấy khóc của các bé đồng thời đem lại hoạt động vui chơi cho cả gia đình. Chỉ với hoạt động đơn giản như vậy, cha mẹ đã có thể giới thiệu cho con những khái niệm cơ bản về Mindfulness.

Mindfulness cho trẻ từ 5 đến 8 tuổi

Bước vào giai đoạn này, trẻ bắt đầu có sự nhận thức và phát triển lớn về mọi mắt bao gồm thể chất, ngôn ngữ, trí tuệ lẫn tính cách. Đây cũng chính lứa tuổi hoàn hảo để luyện tập Mindfulness cho trẻ em.

Hoạt động Mindfulness phù hợp cho trẻ em ở lứa tuổi này chính là trò chơi Lọ Bình Tâm (The Mindful Jar). Các bé chỉ cần chuẩn bị một lọ thuỷ tinh có nước, đồng thời đổ thêm kim tuyến lấp lánh hoặc lớp keo long lanh. Đậy nắp bình lại và lắc thật đều kim tuyến trong bình. Sau đó, các bé hãy dành thời gian và quan sát sự thay đổi hay các chuyển động trong bình. Các bạn nhỏ có thể tưởng tượng những hạt kim tuyến giống những suy nghĩ khi căng thẳng, tức giận. Khi những phần lấp lánh bắt đầu lắng xuống, tâm trí của chúng ta cũng sẽ như vậy, ổn định và rõ ràng hơn.

Thông qua quá trình quan sát, trò chơi này sẽ dạy cho trẻ cách để bình tĩnh những cảm xúc mạnh mẽ và dành thời gian cho những suy nghĩ của riêng mình.

Mindfulness cho trẻ từ 9 đến 12 tuổi

Tại khoảng thời gian này, nhân cách của các bé đã được hình thành thông qua những thói quen, nếp sống. Trẻ em đã có hiểu biết nhất định về các hành vi và đặt mình vào những quy tắc xã hội nói chung. Đây là giai đoạn hình mẫu khi cha mẹ không phải là những người toàn năng nhất trước mặt bé mà là vai trò hình mẫu vô cùng quan trọng. Đây cũng là khoảng thời gian phù hợp để các em bắt đầu tham gia những bài tập ngắn có hướng dẫn của người lớn như thiền Mindfulness.

Cha mẹ hãy ngồi tập và hướng dẫn từng bước cho các con. Để trẻ em ở lứa tuổi này tham gia thiền Mindfulness, cha mẹ hãy tạo ra một không gian yên tĩnh, có thể là ngồi trên đệm hoặc ghế, miễn là tạo cho các bé cảm giác thoải mái, thư giãn. Thiền mindfulness giúp cải thiện suy nghĩ và cảm xúc bằng việc tập trung vào hơi thở và lắng nghe những âm thanh xung quanh mà không đánh giá đúng, sai.

Mindfulness cho trẻ từ 13 đến 16 tuổi

Nhu cầu khẳng định bản thân, ý thức cá thân là một bước chuyển lớn của trẻ em trong độ tuổi dậy thì. Trong giai đoạn này các em thường mong muốn được tôn trọng ý kiến từ phía gia đình hơn là những hành động chiều chuộng. Tại lứa tuổi đang tìm tòi, các em chưa thật sự nhận thức được mặt tốt và mặt xấu trong xã hội. Chính vì vậy, các em cần có sự chỉ dẫn từ cha mẹ, có hướng dẫn từ người lớn.

Một số hoạt động Mindfulness cùng với âm nhạc sẽ là sự gợi ý đúng đắn cho các bạn trẻ tập luyện. Âm nhạc luôn là một điểm tựa tinh thần có thể giúp chúng ta hướng đến sự tỉnh thức (mindfulness). Tuy nhiên, mỗi người sẽ có một sở thích và gu âm nhạc khác nhau và điều quan trọng là mỗi sở thích của trẻ em cũng cần được tôn trọng.

Cha mẹ hãy yêu cầu các con dành 10 phút mỗi buổi sáng để nghe nhạc và tập trung suy nghĩ vào chúng. Đây là khoảng thời gian giúp các em chuẩn bị năng lượng cho một ngày mới với tâm trạng phấn khởi, vui tươi.

Một số hoạt động được giới thiệu trên đây được tạo ra với mong muốn đem lại niềm vui cho trẻ em và thanh thiếu niên, hướng đến một cuộc sống “mindful”, có ý nghĩa và tràn đầy nhiệt huyết.

Hiện nay, Calm Kids app là ứng dụng dạy Mindfulness cho trẻ em thông qua các bài tập sáng tạo với 4 nhóm chủ đề chính: Đón ngày mới, Tập trung, Mở lòng và Ngủ ngon. Qua những bài tập đơn giản có lời dẫn chi tiết, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể hướng dẫn các bạn nhỏ thực hành, chia sẻ với nhau những phút giây thú vị, cởi mở và bình yên, giải tỏa căng thẳng mỗi ngày.

Tải ứng dụng Calm Kids: https://www.calm-kids.com/#download

Đọc thêm các bài viết khác cùng chủ đề: 3 Lưu Ý Khi Luyện Tập Mindfulness Cho Trẻ Em

Calm Berry • 7 Articles

Thuộc nhóm tính cách Entertainer. Yêu thích những trò chơi mạo hiểm và khám phá.

Xem bài viết

Bình luận